Sàn không dầm dày bao nhiêu? Độ dày sàn không dầm

Sàn không dầm dày bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dày sàn không dầm là gì? Cùng XRF Việt Nam giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dày sàn không dầm

Sàn hộp XF-BOX

Độ dày của sàn không dầm có thể thay đổi theo từng khu vực của công trình, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao công trình, tải trọng, kích thước nhịp và yêu cầu thiết kế cụ thể.

Chiều cao công trình: 

Các công trình cao tầng có thể yêu cầu độ dày lớn hơn để đảm bảo khả năng chịu lực.

Tải trọng: 

Tải trọng mà sàn phải chịu cũng ảnh hưởng đến độ dày. Các khu vực có tải trọng lớn hơn, chẳng hạn như nhà hàng hoặc phòng hội nghị, có thể cần sàn dày hơn.

Kích thước nhịp: 

Nhịp dài hơn thường yêu cầu độ dày lớn hơn để đảm bảo tính ổn định và giảm độ võng.

Yêu cầu thiết kế: 

Các yếu tố thiết kế như thẩm mỹ và công năng sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định về độ dày.

Sàn không dầm dày bao nhiêu?

Độ dày sàn không dầm tại từng công trình có thể khác nhau đáng kể. Điều này là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong suốt quá trình xây dựng và sử dụng. Các yếu tố như kích thước và khoảng cách giữa các nhịp, tải trọng, chiều cao của công trình đều ảnh hưởng đến độ dày của sàn không dầm. Thông thường, độ dày của sàn không dầm có thể là 180mm, 230mm, 280mm cho các thiết kế cơ bản. Đối với những công trình đặc biệt hơn thì để có thể đảm bảo an toàn, độ dày của sàn có thể là 340mm, 390mm, 450mm.

Công trình Nhà hàng & Khách sạn áp dụng công nghệ sàn vượt nhịp

Giải pháp thiết kế sàn hộp không dầm XF-BOX

 

Thi công sàn phẳng không dầm và những điều cần lưu ý

Chuyển giao công nghệ sàn phẳng XF-BOX

Khả năng chịu lực ấn tượng

Sàn hộp được thiết kế với khả năng chịu lực ấn tượng. Cấu trúc sàn rỗng này được tối ưu hóa để truyền tải trọng từ các phần trên xuống một cách hiệu quả. Giúp giảm lực truyền đến móng lên đến 35% và làm giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo khả năng chịu lực hai phương cao.

Vượt nhịp lớn

Sàn hộp có thể vượt nhịp lớn lên đến 20 mét. Cho phép tối ưu hóa không gian mà không cần sử dụng nhiều cột như các phương pháp truyền thống. Thay vì sử dụng 3 cột chỉ cần dùng đến 2 cột.

Khả năng cách âm, cách nhiệt của sàn vượt trội

Công nghệ sàn hộp XF-BOX còn có khả năng cách âm và cách nhiệt vượt trội. Các hộp nhựa cốp pha rỗng và dày hơn so với sàn truyền thống giúp tăng cứng mặt sàn và giảm độ rung. Các phần rỗng bên trong sàn cũng giảm khả năng truyền âm giữa các tầng. Cải thiện khả năng cách âm và giảm tiếng ồn đáng kể. Đồng thời cải thiện khả năng cách nhiệt lên đến 39% so với sàn bê tông cốt thép đặc truyền thống.

Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng sàn hộp không dầm giúp tiết kiệm chi phí từ 7-15% cho việc thi công phần thô. Bằng cách tối ưu hóa hệ lưới cột và giảm lượng vật liệu sử dụng một cách đáng kể, có thể giảm đến 30% khối lượng bê tông sàn và tối thiểu hóa 15% khối lượng thép.

Đặc biệt, trong các dự án có khoảng cách giữa các cột vượt quá 8 mét, chủ đầu tư có thể giảm chi phí lên đến 15%. Bao gồm chi phí cốp pha dầm, thép dầm và chi phí nhân công lắp đặt so với phương pháp thi công truyền thống.

Rút ngắn thời gian thi công

Thời gian thi công cũng được rút ngắn từ 5-7 ngày nhờ vào thiết kế đơn giản. Bên cạnh đó, khối lượng nhẹ của sàn hộp, dễ dàng lắp ghép, thi công hơn so với đổ sàn trực tiếp theo cách truyền thống.

Các giai đoạn thiết kế của XRF Việt Nam được thực hiện để đảm bảo tiến độ thực tế của Chủ đầu tư. Chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế công trình.

Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với XRF-Việt Nam qua hotline để được tư vấn và báo giá sớm nhất nhé!

CÔNG TY TNHH Tư vấn xây dựng XRF-Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà RCC 33 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0988 431 399

Email: info.xrf@gmail.com

Fanpage: XRF - Việt Nam


Tin tức liên quan

Công ty xây dựng nhà xưởng ứng dụng sàn phẳng
Công ty xây dựng nhà xưởng ứng dụng sàn phẳng

125 Lượt xem

Bạn tìm đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng nhà xưởng? Công ty thi công nhà xưởng cần đáp ứng yêu cầu gì? Liên hệ ngay với XRF-Việt Nam!
 

Chi phí xây dựng nhà xưởng 5000m2 bao nhiêu?
Chi phí xây dựng nhà xưởng 5000m2 bao nhiêu?

2 Lượt xem

Sàn uboot là gì? Tư vấn báo giá hộp uboot
Sàn uboot là gì? Tư vấn báo giá hộp uboot

983 Lượt xem

Sàn u boot là gì? Ưu nhược điểm sàn uboot là gì? Giá thi công sàn uboot như thế nào? Cùng XRF-Việt Nam giải đáp được thắc mắc này qua bài viết dưới đây!

Chi phí xây nhà xưởng 200m2? Mẫu nhà xưởng 200m2
Chi phí xây nhà xưởng 200m2? Mẫu nhà xưởng 200m2

63 Lượt xem

Chi phí xây dựng nhà xưởng 200m2 bao nhiêu? Cách chọn đơn vị thi công thiết kế thiết kế nhà xưởng 200m2? Hãy xem bài viết sau để tìm hiểu chi tiết

Chi phí xây nhà xưởng 500m2? Mẫu nhà xưởng 500m2
Chi phí xây nhà xưởng 500m2? Mẫu nhà xưởng 500m2

2 Lượt xem

Sàn ô cờ là gì? Thi công sàn ô cờ vượt nhịp
Sàn ô cờ là gì? Thi công sàn ô cờ vượt nhịp

179 Lượt xem

Sàn ô cờ là gì? Khi nào nên dùng sàn ô cờ vượt nhịp? Ưu nhược điểm của sàn ô cờ vượt nhịp? Cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu ngay!

Thiết kế nhà xưởng 200m2 tối ưu chi phí xây dựng
Thiết kế nhà xưởng 200m2 tối ưu chi phí xây dựng

3 Lượt xem

Thi công sàn vượt nhịp báo giá chi tiết theo yêu cầu
Thi công sàn vượt nhịp báo giá chi tiết theo yêu cầu

114 Lượt xem

Thi công sàn vượt nhịp theo yêu cầu đang trở nên phổ biến hiện nay. Nhất là tính thực tiễn cao đối với các công trình công nghiệp. Hãy cùng XRF Việt Nam đi tìm hiểu nhiều hơn về sàn vượt nhịp nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng