Dầm là gì? Tìm hiểu các loại dầm trong xây dựng

Để hiểu rõ hơn dầm là cái gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại dầm dưới đây nhé! Có lẽ bạn cũng đã không ít lần thắc mắc dầm sắt là gì? Dầm xà ngang là gì? Dầm dọc là gì? Dầm ngang là gì?

Dầm là một loại cấu kiện cơ bản nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các công trình xây dựng. Dầm là gì? Dầm chịu lực gì? Dầm xà là gì? Để giải đáp những thắc mắc này các bạn hãy cùng XRF Vietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dầm là gì?

Thuật ngữ dầm trong tiếng Anh là "Beam"

Dầm là một loại cấu kiện cơ bản, thanh chịu lực (thường chịu uốn là chủ yếu) nằm ngang. Hoặc sẽ nằm nghiêng để đỡ được các bản dầm, tường, mái ở phía trên.

Dầm thường có cấu tạo đơn giản, chi phí thấp nên được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Có thể kể đến như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu,… Đối với những công trình nhà ở dân dụng thì dầm thường được làm từ bê tông cốt thép.

Dầm chịu nhiều loại lực khác nhau và khả năng chịu lực của dầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, việc thiết kế và thi công dầm cần được thực hiện bởi các kỹ sư có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho công trình.

Xem thêm: Sàn không dầm là gì? Thiết kế sàn không dầm

Phân loại các loại dầm 

Dựa vào chức năng, chúng ta có thể chia ra làm 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Còn dựa trên vật liệu cấu tạo thì có thể chia là dầm thép và dầm bê tông cốt thép. Ngoài ra còn có thể chia là dầm ngang và dầm dọc.

Dầm chính và dầm phụ

Dầm chính

Thuật ngữ dầm chính trong tiếng Anh là "Primary beam"

Dầm chính là loại có kích thước lớn và chịu tải trọng chính cho công trình. Dầm chính có tác dụng truyền lực trực tiếp xuống cột, sau đó sẽ đi qua đầu cột. Chức năng chính của loại dầm này là để đỡ sàn và dầm phụ. Vì vậy mà thường có kích thước lớn hơn so với các loại dầm khác.

Dầm phụ

Dầm phụ sẽ được tạo bởi bê tông cốt thép cùng với thép định hình và có kích thước nhỏ hơn so với dầm chính. Dầm phụ có vai trò là phân chia tải trọng với dầm chính để giảm nhỏ kích thước tấm sàn. Giúp chia nhỏ lực và được tính toán một cách chi tiết để đảm bảo tiết kiệm chi phí.

Dầm dọc và dầm ngang

Dầm dọc

Đây là loại dầm được tính toán theo chiều dọc của ngôi nhà. Loại dầm này thường ít được sử dụng hơn so với các loại dầm khác.

Dầm ngang

Loại dầm này được tính theo chiều rộng của ngôi nhà. Thông thường loại dầm này sẽ  được ứng dụng rộng rãi hơn so với dầm dọc. Thường được sử dụng cho những ngôi nhà có chiều dài lớn hơn nhiều lần so với chiều rộng.

Dầm bê tông và dầm thép

Dầm bê tông

Dầm bê tông là loại dầm được cấu tạo từ các vật liệu cát, đá, xi măng, nước và cốt thép theo một tỉ lệ nhất định. Để từ đó tạo nên một cường độ theo yêu cầu của thiết kế. Dầm bê tông thường có hai loại chủ yếu là loại hình chữ nhật và hình vuông.

Dầm thép

Loại dầm này được cấu tạo hoàn toàn bằng vật liệu thép. Chúng được liên kết với nhau thông qua các mối hàn hoặc các bu lông. Dầm thép được ứng dụng nhiều nhất trong các kết cấu nhà tiền chế, kho bãi, nhà xưởng,.. Các loại dầm thép phổ biến rộng rãi hiện nay gồm: dầm thép chữ I, chữ Z,...

Xem thêm: Sàn uboot là gì? Tư vấn báo giá hộp uboot

Một số thuật ngữ khác liên quan đến dầm trong xây dựng

Dầm bo là gì?

Dầm bo là một loại dầm được thiết kế để “bo” quanh một khu vực nhất định, ví dụ như bo quanh sàn nhà hoặc tường vây. Tác dụng của dầm bo bao gồm:

  • Liên kết các cấu kiện xây dựng thành một chu vi khép kín.
  • Phân bố lực đều ra chu vi tường
  • Tăng cường độ cứng cho sàn

Dầm cầu là gì?

Dầm cầu là một bộ phận chính của cầu, có chức năng chịu tải trọng và truyền tải trọng xuống các trụ cầu. Dầm cầu thường được làm bằng bê tông cốt thép hoặc thép và có thể có nhiều dạng khác nhau như: dầm chữ I; dầm hộp; dầm dầm;...

Dầm xà là gì?

Dầm xà là một thuật ngữ chung để chỉ các thanh chịu lực được đặt nằm ngang hoặc nghiêng trong các công trình xây dựng. 

Giới thiệu sàn phẳng không dầm XF-BOX

Sàn phẳng không dầm XF-BOX là một giải pháp thi công sàn tiên tiến sử dụng hộp nhựa định hình XF-BOX để tạo rỗng cho sàn. Hệ thống này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn dầm truyền thống, gồm:

Một số loại hộp nhựa rỗng sàn XF-BOX phổ biến

Tiết kiệm chi phí:

Tiết kiệm vật liệu:

Sàn phẳng XF-BOX sử dụng ít bê tông và thép hơn so với sàn dầm truyền thống, giúp tiết kiệm chi phí vật liệu từ 5% đến 10%.

Tiết kiệm thời gian thi công:

Thi công sàn phẳng XF-BOX nhanh hơn so với sàn dầm truyền thống do không cần thi công dầm và cốp pha dầm.

Giảm chi phí nhân công:

Việc thi công đơn giản giúp giảm thiểu chi phí nhân công.

Hiệu quả sàn XF-BOX

Tăng khả năng chịu tải:

Kết cấu rỗng:

Hệ thống hộp nhựa tạo rỗng giúp tăng cường độ cứng và khả năng chịu tải của sàn.

Khả năng chịu tải vượt trội:

Sàn phẳng XF-BOX có thể chịu tải trọng lớn hơn so với sàn dầm truyền thống, phù hợp với các công trình có yêu cầu cao về khả năng chịu tải.

Tăng diện tích sử dụng:

Mặt sàn phẳng:

Sàn phẳng XF-BOX tạo ra một mặt sàn phẳng phiu, không có dầm, giúp tăng diện tích sử dụng và tạo không gian mở cho công trình.

Tăng tính thẩm mỹ:

Mặt sàn phẳng đẹp mắt, không cần trang trí thêm, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.

Thi công đơn giản:

Hộp nhựa định hình:

Hộp nhựa XF-BOX được sản xuất sẵn với kích thước và hình dạng chính xác, giúp việc thi công nhanh chóng và dễ dàng.

Thi công ít phụ kiện:

Sàn phẳng XF-BOX sử dụng ít phụ kiện hơn so với sàn dầm truyền thống, giúp đơn giản hóa quá trình thi công.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được dầm là gì? Gọi ngay đến hotline để được tư vấn và báo giá sàn phẳng không dầm XF-BOX.

CÔNG TY TNHH Tư vấn xây dựng XRF-Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà RCC 33 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0988 431 399

Email: info.xrf@gmail.com

Fanpage: XRF - Việt Nam


Tin tức liên quan

Sàn hộp là gì? Thi công sàn hộp không dầm vượt nhịp
Sàn hộp là gì? Thi công sàn hộp không dầm vượt nhịp

287 Lượt xem

Sàn hộp là gì? Ưu nhược điểm của sàn hộp nhựa vượt nhịp là gì? Khi nào nên thi công sàn hộp không dầm? 
 

Bản vẽ cầu thang 21 bậc kích thước thiết kế
Bản vẽ cầu thang 21 bậc kích thước thiết kế

34 Lượt xem

Trong phong thủy, cầu thang không chỉ là lối di chuyển mà còn là “xương sống” dẫn khí và năng lượng trong ngôi nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ. Thiết kế cầu thang 21 bậc theo đúng nguyên tắc phong thủy sẽ giúp cân bằng vượng khí, mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho gia đình. Hãy cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu nhé !

Xây nhà trọn gói quảng ninh tối ưu chi phí XRF-Việt Nam
Xây nhà trọn gói quảng ninh tối ưu chi phí XRF-Việt Nam

249 Lượt xem

Bạn tìm đơn vị xây nhà trọn gói quảng ninh? Xây nhà trọn gói quảng ninh ứng dụng công nghệ sàn phẳng tại XRF - Việt Nam!

Sàn nevo là gì? Thiết kế báo giá sàn hộp nevo
Sàn nevo là gì? Thiết kế báo giá sàn hộp nevo

408 Lượt xem

Sàn nevo có ưu điểm gì so với sàn bê tông truyền thống? Cấu tạo và ứng dụng của sàn nevo trên các công trình kiến trúc? Giá sàn nevo bao nhiêu? Hãy cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu qua bài biết sau.

T box là gì? Ứng dụng của sàn hộp tbox
T box là gì? Ứng dụng của sàn hộp tbox

1650 Lượt xem

Tbox là gì? Đặc điểm sàn Tbox? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về sàn phẳng này.

HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG SÀN XF - BOX
HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG SÀN XF - BOX

354 Lượt xem

Hiệu quả kinh tế giữa giải pháp xây dựng sàn phẳng không dầm XF BOX và xây dựng sàn dầm truyền thống.

Chi phí xây nhà xưởng 300m2? Mẫu nhà xưởng 300m2
Chi phí xây nhà xưởng 300m2? Mẫu nhà xưởng 300m2

749 Lượt xem

Chi phí xây nhà xưởng 300m2 là bao nhiêu? Có những mẫu nhà xưởng 300m2 nào? Hãy cùng XRF Việt Nam tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Báo giá thi công nhà xưởng chi tiết tối ưu
Báo giá thi công nhà xưởng chi tiết tối ưu

123 Lượt xem

Những yếu tố nào tác động đến giá thi công nhà xưởng? Cùng khám phá giải pháp tối ưu chi phí với sàn phẳng XF-BOX của XRF-Việt Nam!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng