Sàn VRO là gì? Khám phá công nghệ sàn xốp VRO

Sàn VRO là gì? Ưu và nhược điểm công nghệ sàn xốp VRO ra sao? Giá sàn xốp VRO bao nhiêu? Để biết thêm thông tin về vấn đề này hãy cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành xây dựng ngày càng phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều giải pháp công nghệ mới. Hàng năm, những phát minh kiến ​​trúc mới có tính thực tiễn cao lại xuất hiện ở Việt Nam. Sàn xốp VRO đang ngày càng được ứng dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Vậy sàn VRO là gì? Ưu và nhược điểm công nghệ sàn xốp VRO ra sao? Giá sàn xốp VRO bao nhiêu? Để biết thêm thông tin về vấn đề này hãy cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sàn VRO là gì?

Sàn VRO là gì?

Sàn VRO hay còn gọi là sàn phẳng lõi xốp. Các lỗ rỗng trong sàn xốp VRO thường có hình vuông, chữ nhật hoặc tròn, được tạo ra bằng cách sử dụng các hộp xốp polystyrene. Đây là giải pháp xây dựng do các kỹ sư Việt Nam phát triển nhưng kế thừa những ưu điểm của công nghệ nước ngoài. Nguyên lý của sàn xốp cũng giống như các loại sàn rỗng khác là giảm phần bê tông của vùng trung tính, giảm trọng lượng của sàn và giảm đáng kể chi phí.

Cấu tạo sàn xốp VRO

Công nghệ sàn xốp VRO này sử dụng tấm xốp hình chữ nhật có kích thước 38×38 cm. Chiều cao sẽ thay đổi tùy theo chức năng và tải trọng của sàn. Khi đổ bê tông sẽ hình thành hệ kết cấu dầm chữ I giao nhau giữa tầng trên và tầng dưới cùng mức. Hệ thống thanh zigzag hình sin được sử dụng để tạo khả năng chịu lực đồng đều giữa lớp thép trên và lớp dưới. Từ đó, tạo ra sự giao thoa và đảm bảo độ cứng của sàn, giúp duy trì sự được ổn định theo phương ngang. 

Xem thêm: Sàn vượt nhịp là gì? Báo giá thi công sàn vượt nhịp

Phân biệt sàn xốp và sàn hộp

Sàn xốp và sàn hộp đều là những loại sàn bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cao, giảm trọng lượng sàn và tiết kiệm nguyên vật liệu. Tuy nhiên, hai loại sàn này cũng có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Đặc điểm

Sàn xốp

Sàn hộp

Loại vật liệu sử dụng

Hộp xốp polystyrene

Hộp nhựa PP tạo rỗng

Khả năng chịu lực

Cao

Rất cao

Trọng lượng

1,1kg/ tấm

1.4 kg/ tấm

Chi phí

Cao

Thấp

Kỹ thuật thi công

Phức tạp

Đơn giản

Ưu nhược điểm công nghệ sàn xốp VRO

Ưu điểm

Giải pháp công nghệ sàn xốp VRO có những ưu điểm vượt trội như:

  • Giảm chiều cao của từng tầng, tối ưu được chi phí và nguyên vật liệu xây dựng, năng lượng,...
  • Thi công dễ dàng, đơn giản, nhanh gọn, đẩy nhanh tiến độ công trình.
  • Sàn vượt nhịp lớp, có thể tối ưu hoá được không gian.
  • Tăng hiệu quả cho các công trình, sử dụng đất, xây tầng.
  • Giảm được khối lượng sau khi hoàn thiện và tăng thêm sức chịu lực, chống chịu.
  • Vật liệu thân thiện và phù hợp với môi trường hiện nay.
  • Sản phẩm cách âm, cách nhiệt tốt mà không cần phải làm thêm trần giả.

Nhược điểm 

Bên cạnh những hiệu quả và ưu điểm sàn s VRO thì loại sàn này cũng có một số nhược điểm không thể tránh khỏi như: 

  • Do khối xốp có cấu tạo dạng khối lớn nên việc vận chuyển, sản xuất hoặc lắp đặt khó khăn khiến cho chi phí tăng lên không nhỏ.
  • Nhiều nhà thiết kế, đơn vị chưa hiểu rõ về công nghệ sàn xốp VRO. Vì vậy, chưa đủ kinh nghiệm để đảm bảo hoàn thiện một cách chất lượng

Một số câu hỏi thường gặp về sàn không dầm VRO

Bên cạnh những thông tin đã chia sẻ trên thì vẫn có nhiều khách hàng thắc mắc về một số vấn đề. Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng tôi đã tổng hợp lại.

Các hộp xốp có tác dụng gì trong sàn?

Hộp xốp trong sàn có vai trò như coppha tạo rỗng bên trong. Vì là bên trong nên chỉ có thể sử dụng duy nhất được một lần và không thể lấy ra được. Ngoài ra sàn không dầm VRO còn có khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt. Bạn sẽ không cần tốn thêm công sức, tiền bạc để làm thêm trần giả.

Hệ thống đường ống, nước có đi được trong sàn VRO không?

Sàn VRO khi thi công tạo thành các phên lớn lắp ghép trên sàn. Do đó việc thi công hệ thống điện nước đi trực tiếp trong sàn gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến cho tiến độ thi công bị chậm lại và không hiệu quả.

Xây dựng bể bơi trên sàn VRO được không?

Để có thể xây dựng được bể bơi thì cần sàn có độ chịu lực tốt và độ chống nước cao. Sàn VRO có kết cấu chịu lực rất tốt nên hoàn toàn có thể xây dựng được bể bơi ở trên. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị, khách sạn, dùng loại này sàn này để thi công làm bể bơi.

So sánh sàn xốp VRO với sàn hộp XF-BOX

SÀN VRO

SÀN HỘP XF-BOX

Nguồn gốc xuất xứ

Cao Sàn xốp có xuất xứ ở Việt Nam. Hệ số vượt tải của Việt Nam là 110% và 120%. Hệ số này an toàn kém hơn.

Sàn hộp có xuất xứ từ châu Âu nên tiêu chuẩn kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn. Hệ số vượt tải của châu Âu là 130% và 150%. Hệ số này an toàn hơn so với sàn xốp. 

Thiết kế sàn

Sàn xốp có mô đun từ: 38x38cm, độ cứng cánh yếu và tạo rỗng kém hơn sàn hộp. 

Sàn hộp XF-BOX có mô đun lớn và đa dạng hơn. Cánh tay đòn của sàn hộp có chiều dài lớn nên có độ cứng lớn hơn. Nếu xét cùng 1 nhịp, chiều dày sàn, chi phí thép của sàn hộp luôn ít hơn sàn xốp. 

Quá trình sử dụng

Sàn xốp do có nhiệt độ bắt cháy thấp nên khi nhiệt độ khoảng 80 độ C sẽ bắt đầu chảy và sản sinh ra khí độc trong sàn.

Xốp khi bị đọng nước từ quá trình đổ bê tông sẽ có thể gây gỉ sắt.

 

Sàn hộp XF-BOX có nhiệt độ bắt cháy cao hơn, tiêu chuẩn chống cháy 3 giờ nên an toàn với cháy nổ. Cấu tạo của chân hộp có 4 chân côn nên khi cháy sẽ chảy 4 chân trước. Sau đó, sẽ tạo thành van thoát khí xì hơi tránh gây ra hiện tượng cháy nổ domino. 

Chi phí công nghệ

Do có cấu tạo phức tạp nên sàn xốp sẽ có chi phí đắt hơn so với sàn hộp. Bởi vì: 

- Hệ khung thép để giằng giữ xốp làm cho chi phí vật liệu, gia công tăng lên.

- Sàn xốp có cấu tạo cồng kềnh, không thể xếp chồng lên được nên làm tăng chi phí vận chuyển. 

- Độ cứng của sàn xốp kém nên phải dày và tốn bê tông nhiều hơn và thép phải sử dụng nhiều hơn. Vì vậy sẽ tốn kém hơn

 

Do sàn hộp có cấu tạo đơn giản nên chi phí thấp hơn so với sàn xốp:

- Không cần hệ khung thép. Mà thép sẽ do chủ đầu tư tự mua tự buộc. Lượng thép này sẽ ít hơn so với thép sàn xốp tự buộc.

- Độ cứng lớn nên lượng bê tông, thép sẽ giảm xuống so với sàn xốp.

 

Tiêu chuẩn thi công

Sàn xốp chưa có tiêu chuẩn nghiệm thu cơ sở. 

Sàn hộp XF-BOX đã có tiêu chuẩn cơ sở do Viện Khoa học công nghệ Xây dựng/ Bộ xây dựng cấp. 

 

Chuyển Giao Công Nghệ Sàn Phẳng Vượt Nhịp XF-BOX

XF-BOX không chỉ là giải pháp sàn rỗng vượt nhịp tiên tiến mà còn là một bước đột phá trong chuyển giao công nghệ. Được thiết kế với hệ thống kết cấu thông minh, XF-BOX không chỉ giảm trọng lượng mà còn tối ưu hóa quy trình lắp đặt, giảm thiểu công sức và chi phí.

  • Chịu lực cao và ổn định.
  • Lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng.
  • Thiết kế linh hoạt cho nhiều mục đích sử dụng.
  • Giảm chi phí và tối ưu hóa thời gian xây dựng.

XF-BOX không chỉ là một giải pháp công nghệ mà còn là biểu tượng của sự hiện đại và tiện nghi trong xây dựng. Hãy chọn XF-BOX để trải nghiệm sự đột phá và ưu việt của công nghệ sàn rỗng vượt nhịp. Liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn nhé!

CÔNG TY TNHH Tư vấn xây dựng XRF-Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà RCC 33 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0988 431 399

Email: info.xrf@gmail.com

Fanpage: XRF - Việt Nam


Tin tức liên quan

Thi công sàn phẳng không dầm và những điều cần lưu ý
Thi công sàn phẳng không dầm và những điều cần lưu ý

64 Lượt xem

Sàn phẳng không dầm là gì? Thiết kế và thi công sàn phẳng không dầm cần lưu ý những gì? Cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu công nghệ sàn phẳng không dầm XF-BOX!
Bảng giá thiết kế nhà tại Bắc Ninh tham khảo
Bảng giá thiết kế nhà tại Bắc Ninh tham khảo

21 Lượt xem

Giá thiết kế nhà tại Bắc Ninh tối ưu như thế nào? Các mẫu thiết kế nhà đẹp tại Bắc Ninh sẽ được XRF Việt Nam giới thiệu qua bài viết bên dưới.  Hãy cùng theo dõi nhé!
Công ty thiết kế nhà tại Hưng Yên tối ưu chi phí
Công ty thiết kế nhà tại Hưng Yên tối ưu chi phí

21 Lượt xem

Ở bài viết này, XRF- Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những tiêu chí để chọn lựa đơn vị thiết kế nhà Hưng Yên đẹp và uy tín được các chuyên gia đầy kinh nghiệm đưa ra. Hãy cùng theo dõi nhé!
Sàn phẳng là gì? Công nghệ sàn phẳng không dầm
Sàn phẳng là gì? Công nghệ sàn phẳng không dầm

116 Lượt xem

Công nghệ sàn phẳng là gì? Khi nào cần dùng sàn phẳng không dầm? Tại sao sàn phẳng hộp nhựa rỗng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay? Cùng XRF-Việt Nam tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây!
Sàn rỗng là gì? Chuyển giao công nghệ sàn rỗng vượt nhịp
Sàn rỗng là gì? Chuyển giao công nghệ sàn rỗng vượt nhịp

277 Lượt xem

Sàn rỗng là gì? Giải pháp công nghệ sàn rỗng vượt nhịp như thế nào? Cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Sàn nấm là gì? Ưu nhược điểm thiết kế sàn nấm
Sàn nấm là gì? Ưu nhược điểm thiết kế sàn nấm

601 Lượt xem

Sàn nấm là gì? Ưu nhược điểm thiết kế sàn nấm như thế nào? So sánh sàn nấm và sàn phẳng XF-BOX ra sao? Cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu ngay!
Công ty thiết kế xây dựng biệt thự ứng dụng sàn phẳng
Công ty thiết kế xây dựng biệt thự ứng dụng sàn phẳng

72 Lượt xem

Bạn đang tìm công ty thiết kế xây dựng biệt thự? XRF-Việt Nam đảm bảo mọi tiêu chí thi công biệt thự tốt nhất dành cho bạn!
Sàn vượt nhịp là gì? Báo giá thi công sàn vượt nhịp
Sàn vượt nhịp là gì? Báo giá thi công sàn vượt nhịp

148 Lượt xem

Sàn vượt nhịp lớn là gì? Có các loại sàn không dầm vượt nhịp nào phổ biến hiện nay? Giá thi công sàn vượt nhịp bao nhiêu? Cùng XRF-Việt Nam tìm hiểu ngay!

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng